Phân loại và hệ thống Đuôi_cụt_cầu_vồng

P. iris do nhà điểu học kiêm họa sĩ vẽ chim John Gould mô tả năm 1842 dựa trên một mẫu vật thu thập ở bán đảo Cobourg, Lãnh thổ Bắc Úc.[2][3] Tên loài iris bắt nguồn từ ἶρις tiếng Hy Lạp cổ đại, nghĩa "cầu vồng";[4] đây là nguyên nhân loài này có tên "rainbow pitta" (đuôi cụt cầu vồng) trong tiếng Anh.[5]

Loài này từng được coi là một phân loài của đuôi cụt ồn ào ở miền đông Australia,[6] và cũng được coi là nằm trong một phức hợp loài đó, đuôi cụt Elegantđuôi cụt mặt đen,[7] mặc dù sự sắp xếp đó là không được chấp nhận phổ biến.[5] Theo nghiên cứu năm 2006 về DNA hạt nhân của loài đuôi cụt và các loài Tyranni khác ở Cựu Thế giới cho thấy họ hàng gần nhất của nó là đuôi cụt tođảo Manus ngoài khơi Papua New Guinea. Nghiên cứu tương tự dẫn đến việc họ đuôi cụt bị tách từ một chi thành ba, loài này thuộc chi Pitta.[8]

Loài này từ lâu đã được cho là loài đơn đại diện,[5] nhưng vào năm 1999, quần thể Tây Úc đã được chia thành các phân loài P. i. johnstoneiana bởi Richard SchoddeIan J. Mason.[3]